Du học 'kéo cày trả nợ'

Du học 'kéo cày trả nợ'

Du học 'kéo cày trả nợ' Sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, không ít du học sinh Việt Nam đã chọn con đường ở lại lập nghiệp nơi xứ người. Phong thuỷ phòng bếp Nguyên nhân đơn giản là.... "kéo cày trả nợ".
( Du học sinh tại Autralia)

(Du học sinh tại Australia)

Hoàng An - một cựu du học sinh tại Australia sau khi học xong về Việt Nam lấy chồng và bây giờ quay lại làm việc tại Sydney. Một người bạn kể chuyện An đang bán thịt tại một chợ thực phẩm.

Trường hợp như An không phải là cá biệt. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại Đại học New South Wales, Văn quyết định ở lại Australia làm việc. Do chưa tìm được việc đúng chuyên môn, anh tạm thời làm nghề lái taxi để kiếm sống qua ngày.

Khi được hỏi vì sao không về Việt Nam làm việc, Văn cười buồn: "Em sang đây học theo diện tự túc. 4 năm học cả học phí và tiền sinh hoạt hết gần 100.000 AUD. Bây giờ về Việt Nam làm ở công ty nước ngoài mức lương cũng chỉ vào khoảng vài trăm đôla, làm ở cơ quan Nhà nước lương còn thấp hơn nữa. Như thế thì bao giờ mới bù đắp được số tiền học đã bỏ ra?".

 Sức ép tâm lý

Quán "Sài Gòn" nằm ở ngoại ô Sydney là một địa điểm khá nổi tiếng đối với cộng đồng người Việt tại thành phố này.

Trong số những người phục vụ ở đây có Lan Anh người đã tốt nghiệp Đại học Macquarie từ 3 năm trước.

Lan Anh tâm sự, quê cô ở một huyện ngoại thành ở TP HCM. Gia đình cũng đã phải vay mượn để có tiền cho cô sang du học với hy vọng sau khi tốt nghiệp cô sẽ ở lại làm việc tại Australia để nuôi cả gia đình.

Trường hợp của Minh - sinh viên Đại học Sydney - thì hoàn toàn khác. Minh sang học tại Australia từ năm 1999 theo diện học bổng AUSAID (cơ quan viện trợ nước ngoài của Australia).

Do không muốn về Việt Nam nên sau khi tốt nghiệp, Minh đã phải bỏ tiền thuê một cô gái địa phương làm đám cưới giả để có lý do ở lại (theo quy định, những sinh viên nhận học bổng AUSAID không được phép ở lại Australia). Sau khi được chấp nhận định cư tại Australia, hai người lặng lẽ "đường ai nấy đi".

Cùng với điều kiện kinh tế phát triển, ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài theo diện tự túc, trong đó Australia là một địa chỉ hấp dẫn. Chỉ riêng tại bang New South Wales đã có gần 10.000 du học sinh Việt Nam.

Tuy vậy mức học phí tại các trường đại học của Australia cũng khá cao, trung bình ở mức 20.000 AUD/năm. Trong thời gian học, đa phần các bạn sinh viên đều đi làm thêm nhưng luật pháp của Australia hạn chế mỗi sinh viên chỉ được làm tối đa 20 giờ/tuần, do vậy số tiền họ kiếm được trong thời gian này không nhiều.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam bang New South Wales Đỗ Duy Linh cho, sau khi ra trường đa phần các du học sinh đều muốn về Việt Nam làm việc nhưng số tiền học bỏ ra quá nhiều khiến họ buộc phải tìm cách ở lại Australia để thu hồi vốn.

Còn các bạn du học sinh có học bổng sau khi học xong đa số đều phải về nước theo quy định của Australia. Tuy vậy vẫn có một số ít người xoay xở bằng mọi cách để ở lại.

Để tồn tại nơi đất khách, nhiều du học sinh phải chấp nhận làm các công việc như bán hàng, bưng bê trong quán, phục vụ lễ tân khách sạn… chỉ nhận được mức thù lao khoảng 16-17 AUD/giờ, tổng cộng mỗi tháng cũng kiếm được vài nghìn AUD.

Với giá cả sinh hoạt đắt đỏ như ở Australia, lại phải thanh toán tiền nhà, điện nước, thông thường phải sau 5-6 năm các bạn du học sinh mới có thể bù đắp được khoản tiền học phí đã bỏ ra.

Đến lúc đó nhiều người đã phần nào quen với cuộc sống tại Australia nên cũng không nghĩ đến chuyện về Việt Nam nữa. Ngoài ra, sự kỳ vọng của gia đình, bạn bè cũng tạo ra sức ép tâm lý lớn, cản trở con đường " hồi hương" của các du học sinh. Tư vấn phong thuỷ

(Theo Tiền Phong)

Share on Facebook Share on Google Plus

giới thiệu Nguyen Ngangs

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét